Bút cảm ứng , Bàn phím cho máy tính bảng

Tin Công Nghệ

Lịch sử hình thành của bút cảm ứng

Đăng bởi : thegioimaytinhbang06/02/2018

Bút cảm ứng trải qua nhiều gian đoạn phát triển thăng trầm để có được vị thế như hiện tại. Mang lại sự tiện ích không hề nhỏ cho nhu cầu làm việc của con người.

Bài viết dưới đây được tổng hợp từ nhiều nguồn thông tin, tóm lượt những sự kiện quan trọng trong sự phát triển của bút cảm ứng. Các bạn có thể đóng góp ý kiến của mình bằng cách comment bên dưới. Thế Giới Máy Tính Bảng luôn mong muốn nhận được sự đóng góp của các bạn.

lịch sử hình thành của bút cảm ứng

1. Thời kỳ hoàng kim

bút cảm ứng điện trở

Bút cảm ứng đã có mặt vào Việt Nam từ hơn 10 năm về trước. Cùng nhìn lại quá khứ, chắc hẳn mọi người thuộc thế hệ 8x, 9x không thể quên được những chiếc bút cảm ứng đầu tiên trên màn hình cảm ứng điện trở giúp ta có thể touch dễ dàng hơn là ngón tay, vì những chiếc điện thoại sử dụng màn hình cảm ứng điện trở cần một lực nhấn đủ mạnh và thiếu độ chính xác, cộng thêm việc các loại điện thoại lúc bấy giờ có màn hình rất nhỏ khiến bút cảm ứng trở nên vô cùng hữu dụng.

2. Tháng 1 năm 2007 - Chiếc smartphone màn hình cảm ứng điện dung đầu tiên

bút cảm ứng điện trở mất vị thế khi iphone đầu tiên ra đời

Vào ngày 9 tháng 1 năm 2007, chiếc iPhone đầu tiên sử dụng màn hình cảm ứng điện dung được Apple cho ra đời và được trình diễn bởi cố CEO Steve Jobs đã định nghĩa lại cho chiếc smartphone với màn hình cảm ứng điện dung và câu nói bất hủ của ông: "Ai cần một chiếc bút cảm ứng cơ chứ, chúng thật phiền phức và bạn sẽ luôn làm mất chúng".

Chiếc smartphone màn hình cảm ứng điện dung ra đời vào năm 2007 cùng câu nói đầy ý mỉa mai của Steve Jobs đã đặt dấu chấm hết cho kỷ nguyên bút cảm ứng không chỉ ở Việt Nam mà còn nhiều nơi trên thế giới. Với việc cảm ứng nhẹ nhàng và độ chính xác cao của công nghệ màn hình mới, bút cảm ứng thật sự đã không còn chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng trong thời điểm đó.

3. Năm 2010, trở lại và "nguy hiểm" hơn xưa

bút cảm ứng điện dung đầu to

Vào những năm 2010, trào lưu sử dụng bút cảm ứng có xu hướng trở lại với sự xuất hiện của nhiều sản phẩm nổi bật, điển hình là Samsung Galaxy Note cùng bút S-Pen thần thánh hiện nay đã quá quen thuộc với người dùng. Tuy nhiên, phần lớn những chiếc bút cảm ứng trong thời điểm này có đầu bút khá to, ảnh hưởng đến tầm nhìn cho độ chính xác.

4. Windows 8 ra đời, laptop cảm ứng được sản xuất rộng rãi

lịch sử hình thành bút cảm ứng

Ngày 26 tháng 10 năm 2012, Windows 8 được Microsoft chính thức phát hành. Theo sau đó là sự xuất hiện hàng loạt các loại laptop lai máy tính bảng (gọi tắt là laptop lai) sở hữu màn hình cảm ứng điện dung cho phép người dùng tương tác trực tiếp lên màn hình như smartphone hay máy tính bảng,... mở ra một kỷ nguyên mới cho nhu cầu làm việc của con người, đầu tiên là giới đồ họa, thiết kế,... có thể ứng dụng ngay công nghệ này phục vụ cho công việc của họ. Cụ thể, họ có thể tạo ra các tác phẩm nghệ thuật trên thiết bị làm việc của mình và bút cảm ứng là công cụ không thể thiếu.

5. Sự phát triển của iPad - làm việc chứ không chỉ là giải trí

bút cảm ứng làm việc trên ipad

Với sự phát triển của iPad, nhận thức rõ ràng hơn của người tiêu dùng qua việc sử dụng iPad phục vụ cho các nhu cầu công việc và học tập, bút cảm ứng dần tìm lại được vị thế của mình khi có thể thực hiện các thao tác viết, vẽ chính xác trên màn hình cảm ứng, điều mà ngón tay giờ đây đã không thể làm được.

6. Lắng nghe nhu cầu của người tiêu dùng và "lột xác ngoạn mục"

bút cảm ứng lột xác

Vào khoảng năm 2012 - 2013, bút cảm ứng đã có sự trở lại và lột xác ngoạn mục từ thiết kế cho đến tính năng, mang đến nhiều trải nghiệm tốt hơn cho người dùng. Cụ thể, những chiếc bút cảm ứng có đầu bút nhỏ như đầu bút thật có thể tạo các nét viết vẽ chính xác hơn cả ngón tay của chúng ta, độ nhạy về cảm ứng lực được nâng cao giúp giới đồ họa có thể tạo ra các nét vẽ đậm nhạt tùy vào áp lực mà bạn nhấn bút xuống màn hình,... và còn muôn vàn các tính năng vượt trội khác. Tại Việt Nam chúng ta có thể kể đến các dòng bút cảm ứng cao cấp nổi trội như bút cảm ứng Adonit, Wacom,...

bút cảm ứng adonit ink pro

Không chỉ phục vụ cho các nhu cầu của dân đồ họa, thiết kế... bút cảm ứng ngày nay còn được dùng rộng rãi để ghi chép, ghi chú trong công sở, hội thảo, trường học hay kể cả đời sống sinh hoạt hằng ngày. Điều này rõ ràng sẽ mang lại rất nhiều sự tiện ích khi người tiêu dùng có thể ứng dụng chúng một cách hợp lí.

Và liệu rằng, bút cảm ứng có thể trở thành một công nghệ tương lai thay thế hẳn cho giấy bút thông thường? Bạn hãy cùng đóng góp ý kiến của mình bằng cách comment bên dưới nhé.

Xem thêm các bài viết khác:

Bút cảm ứng Adonit và ứng dụng thực tế
Bút cảm ứng có thể thay thế giấy bút thông thường?

Bình luận (0)

Viết bình luận :

Liên hệ mua hàng
Hotline 0898661828