Bút cảm ứng , Bàn phím cho máy tính bảng

Tin Công Nghệ

Tại sao bạn thấy mình rất tốt mà vẫn bị cô lập ở công ty?

Đăng bởi : thegioimaytinhbang05/12/2018

Chuyện bị đồng nghiệp ghét, bị cô lập hay phải đóng vai ác chốn công sở dường như đã trở thành chuyện "thường tình ở huyện". Hầu như công ty nào cũng có ít nhất một người như vậy. Người bị cô lập không chỉ bị ảnh hưởng về mặt tinh thần mà còn dẫn đến giảm hiệu quả làm việc, đặc biệt là làm việc nhóm.

Hôm nay, chúng ta phải tìm hiểu về nguyên nhân khiến bạn bị cô lập tại văn phòng, nếu bạn thuộc những top người dưới đây, hãy cố gắng thay đổi để có được môi trường làm việc hòa đồng và thoải mái hơn.

Có rất nhiều nguyên nhân để khiến một người bị cô lập trong một tổ chức, một tập thể. Nhưng bắt nguồn thường là từ chính cá nhân đó không thể cùng xây dựng cho sự phát triển của tập thể.

1. Cho là mình giỏi

tự cho mình là người giỏi nhất công ty

Nếu bạn thường hay thể hiện mình là một cá nhân xuất sắc trong công ty bằng cách nỗ lực không ngừng, luôn tham gia vào các hoạt động, phong trào, chủ động giúp đỡ đồng nghiệp,...vv thì điều này là quá tốt. Nhưng mục đích của việc làm này rất dễ bị người khác "cảm nhận" rằng bạn đang muốn "chơi nổi". Ở đây, chúng ta cần làm rõ mục đích, chính mục đích khi bạn làm vậy sẽ quyết định cảm giác của người khác.

Ví dụ: Khi bạn tìm ra cái sai của đồng nghiệp, hãy mang tâm thế hỗ trợ hơn là tâm thế chỉ bảo, moi móc cái sai của đồng nghiệp. Hoặc khi bạn tham gia các hoạt động phong trào, hãy mang tâm thế của một người hòa nhã, năng động, chứ không phải là một kẻ thích thể hiện bản thân.

Ngoài ra, nếu bạn thật sự là một người giỏi ở công ty, hãy để sếp và các đồng nghiệp tự nhìn ra điều đó. Việc bạn khẳng định mình giỏi bằng lời nói, thái độ, hay cử chỉ "khiếm nhã" có thể mang hiệu ứng ngược lại.

2. Nói quá nhiều

nói quá nhiều khiến bị ghét ở công sở

Sẽ chẳng ai ghét bạn nếu những điều bạn nói luôn mang lại giá trị hoặc đầy hài hước. Tuy nhiên, nhiều người thường hay mang việc gia đình, việc cá nhân để "tâm sự mỏng" cùng đồng nghiệp. Việc làm này không hề sai khi bạn biết chia sẻ đúng người, đúng thời điểm và có chừng mực. cũng là chị A làm chung công ty, chị A có thể tám với bạn cả ngày chủ nhật khi cả hai đi cà phê, nhưng có thể chị A sẽ khó chịu nếu bạn cũng luyên thuyên cả ngày về đời tư của bạn trong giờ làm việc.

Việc nói quá nhiều không những ảnh hưởng đến người khác mà còn mang lại nguy cơ cao về "vạ miệng". Bạn sẽ khó kiểm soát về lời nói của mình hơn, những điều bạn không nên nói một chút nào.

3. Không kiềm chế được cơn giận

giận dữ khiến đồng nghiệp ác cảm

Đây là một trong những nguyên nhân vô cùng phổ biến. Việc "ức chế" nơi công sở cũng là "chuyện thường tình ở huyện". Nếu bạn không biết cách kìm chế hoặc bày tỏ sự phẫn nộ của mình một cách đúng mực, không chỉ đồng nghiệp cô lập mà có thể ngay cả sếp cũng không còn thiện cảm với bạn. Bạn không thể nghĩ rằng "ừ, nghỉ thì nghỉ", vì ở bất kì công ty nào bạn cũng sẽ gặp lại chuyện "thường tình như ở huyện" này. Hãy tập tính kiềm chế, đó là giải pháp tốt nhất cho bạn.

4. Than phiền, uể oải hoặc tỏ ra đáng thương

hay than phiền khiến đồng nghiệp ngại tiếp xúc

Người hay than phiền uể oải luôn mang lại cảm giác nặng nề cho cả tập thể, làm giảm hiệu suất làm việc. Về lâu dài, mọi người thường không muốn tiếp xúc với người mang lại cảm giác tiêu cực cho họ. Hãy cố gắng thể hiện mình là người tích cực, hoặc chí ít đừng làm cho mọi người có cảm giác gặp bạn chỉ khiến họ bị "lây bệnh".

Việc bạn tỏ ra đáng thương cũng tương tự như trên. Nếu bạn hay tỏ ra mình là người đáng thương (trong khi thật sự bạn không như vậy), mọi người sẽ có xu hướng đánh giá thấp tính cách bạn, kể cả về năng lực làm việc.

5. Nói dối

nói dối là đức tính không tốt

Nói dối là việc không chỉ ở nơi công sở ghét, mà hầu như ở đâu cũng ghét. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn không nên nói dối đồng nghiệp, người mà bạn ngày nào cũng gặp. Không sớm thì muộn việc bạn nói dối sẽ được đưa ra ánh sáng. Khi bạn mất đi sự tín nhiệm dù chỉ một lần, bạn sẽ rất khó khăn để xây dựng lại.

6. trộm cắp

trộm cắp ở công ty khiến bị ghét

Tương tự như nói dối, trộm cắp là một hành động không được chào đón ở mọi nơi. Điều này dẫn đến cho bạn những kết cục không thể nào tồi tệ hơn. Đôi khi, bạn không thật sự có ý nghĩ về trộm cắp nhưng vô tình bạn đã "mượn mà không hỏi", việc này dễ khiến người khác hiểu nhầm là bạn muốn chiếm đoạt nó.

Xem thêm các bài viết khác:

5 Cách giúp bạn có hiệu suất làm việc tốt hơn, vừa dễ làm, vừa vui
Ăn đêm thật sự không hề gây tăng cân, đừng hiểu nhầm

Bình luận (0)

Viết bình luận :

Liên hệ mua hàng
Hotline 0898661828